Chức năng Toàn quyền Ấn Độ

Lãnh chúa Curzon trong trang phục áo choàng với tư cách là phó vương của Ấn Độ, một chức vụ mà ông giữ từ năm 1899 đến năm 1905.Lãnh chúa Mountbatten phát biểu trước Văn phòng các Phiên vương với tư cách là Đại diện của Quân chủ Anh vào những năm 1940

Toàn quyền ban đầu chỉ có quyền hành bó hẹp trong phạm vi Pháo đài William ở Bengal. Tuy nhiên, Đạo luật điều tiết đã trao cho họ những quyền hạn bổ sung liên quan đến các vấn đề đối ngoại và quốc phòng. Các nhà quản trị thuộc địa khác của Công ty Đông Ấn tại Madras, Bombay và Bencoolen không được phép tuyên chiên hoặc giảng hoà với các Phiên vương quốc ở Ấn Độ mà phải nhận được sự chấp thuận trước của Toàn quyền và Hội đồng Pháo đài William.

Quyền hạn của viên Toàn quyền đối với các vấn đề đối ngoại, được tăng lên bởi Đạo luật Ấn Độ 1784. Đạo luật quy định rằng các thống đốc khác thuộc Công ty Đông Ấn không được tuyên chiến, giảng hoà hoặc ký kết hiệp ước với các Phiên vương quốc Ấn Độ trừ khi được chỉ đạo rõ ràng để làm như vậy từ Toàn quyền hoặc bởi "Court of Director" của Công ty Đông Ấn Anh.

Trong khi Toàn quyền trở thành người kiểm soát chính sách đối ngoại ở Ấn Độ, ông không phải là người đứng đầu rõ ràng của Ấn Độ thuộc Anh. Địa vị đó chỉ đến thông qua Đạo luật Hiến chương 1883, đạo luật đã cấp cho ông "quyền giám sát, chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ Chính phủ dân sự và quân sự" của toàn bộ Ấn Độ thuộc Anh. Đạo luật cũng trao quyền lập pháp cho Toàn quyền và Hội đồng.

Sau năm 1858, toàn quyền (ngày nay thường được gọi là phó vương) đóng vai trò là người quản lý chính của Ấn Độ và là đại diện của quân chủ Vương quốc Anh. Ấn Độ được chia thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh có một viên Thống đốc, Phó thống đốc, Uỷ viên trưởng hay Quản trị viên đứng đầu. Các Thống đốc được bổ nhiệm bởi Chính phủ Anh và chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan này. Tuy nhiên các Phó thống đốc, các Uỷ viên trưởng và các Quản trị viên sẽ được bổ nhiệm bởi các Phó vương. Các Phó vương cũng là người giám sát tối cao đối với những quân chủ của các Phiên vương quốc quyền lực nhất, như: Nizam của Hyderabad, Maharaja của Mysore, Maharaja (Scindia) của Bang Gwalior, Maharaja của Jammu và Kashmir và Gaekwad (Gaekwar) Maharaja của Bang Baroda. Các phiên quốc vừa và nhỏ còn lại được giám sát bởi Cơ quan RajputanaCơ quan Trung ương Ấn Độ, do đại diện của Phó vương hoặc chính quyền cấp tỉnh đứng đầu.

Văn phòng các Phiên vương là một tổ chức được thành lập vào năm 1920 bởi Tuyên ngôn Hoàng gia của vua George V, với mục đích cung cấp một diễn đàn trong đó các nhà cai trị phiên vương quốc có thể nói lên nhu cầu và nguyện vọng của họ với chính phủ. Hội đồng thường chỉ họp mỗi năm một lần, với sự chủ trì của phó vương, nhưng có một Uỷ ban thường vụ thuộc tổ chức này nhóm họp thường xuyên hơn.

Sau khi độc lập vào tháng 08/1947, chức danh Phó vương bị bãi bỏ. Người đại diện Vương quốc Anh một lần nữa được gọi là Toàn quyền. C. Rajagopalachari trở thành toàn quyền Ấn Độ người bản xứ đầu tiên và duy nhất. Tuy nhiên, từ khi Ấn Độ được trao quyền tự trị vào năm 1947, vị trí Toàn quyền chỉ là nghi lễ, trong khi đó quyền lực thực sự thuộc về Thủ tướng và Nội cạc Ấn Độ. Sau khi quốc gia này trở thành một nước Cộng hoà vào năm 1950, Tổng thống Ấn Độ tiếp tục thực hiện các chức năng nghi lễ tương tự.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Toàn quyền Ấn Độ http://www.hindustantimes.com/News-Feed/newdelhi/I... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761557562/Indi... http://www.acarm.org/government_buildings.shtml //doi.org/10.2307%2F3678436 https://archive.org/details/cambridgehistory06raps... https://archive.org/details/marquisdalhousi04arnog... https://web.archive.org/web/20120717175634/http://... https://web.archive.org/web/20170430232921/http://... https://www.webcitation.org/5kwqApfNS?url=http://e... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Govern...